Tin tức

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Cách để Tránh 7 Lỗi Thường gặp trên Con đường đến Thành công

Cách để Tránh 7 Lỗi Thường gặp trên Con đường đến Thành công

  • Tác giả Harry Huy

  • Ngày đăng 28 / 05 / 2021

  • Bình luận 0 Bình luận

Cách để Tránh 7 Lỗi Thường gặp trên Con đường đến Thành công

Cách để Tránh 7 Lỗi Thường gặp trên Con đường đến Thành công

Khi ta đặt mục tiêu khôn ngoan, ta sẽ dễ dàng thành công hơn.

Xuất bản vào 5 tháng 6, 2014 bởi Matthew B. James, Ph.D trong Focus on Forgiveness

“Một cách để giữ đà thăng tiến là luôn phải có những mục tiêu lớn lao hơn nữa.” --- Michael Korda

Mọi người sẽ nói với ta rằng đặt ra các mục tiêu là chìa khóa để dẫn đến thành công. Tôi được dạy cách đặt ra mục tiêu từ khi còn rất nhỏ và đã dạy lại những kỹ năng đó cho hàng ngàn học sinh trong nhiều năm.

Học sinh của tôi đa phần trở nên phấn khởi khi họ làm việc có mục tiêu và thấy được những thành quả tuyệt vời do họ tạo ra. Nhưng đôi lúc, một học sinh sẽ đến gặp tôi và nói rằng họ ghét việc phải đặt ra mục tiêu, và rằng những mục tiêu chỉ làm cuộc sống họ trở nên khốn khổ và đầy căng thẳng!

Làm sao mà đề ra mục tiêu và theo đuổi thứ mà ta khao khát lại làm ta cảm thấy chán nản? Vì chưa có trải nghiệm tương tự nên tôi đã tham khảo một số sách và bài báo để hiểu hơn về vấn đề. Tôi phát hiện ra một số lỗi trong việc đặt mục tiêu mà có thể khiến quá trình phản tác dụng.

Đây là bảy lỗi đó:

1. Mục tiêu đề ra không phản ánh con người mình.        

Như Brian Tracy nói,

“Cũng như một chiếc xe vận hành trơn tru khi mọi thứ hoạt động ở trạng thái tốt nhất, ta cũng làm việc tốt hơn khi tâm trí, cảm nhận, cảm xúc, mục tiêu và các giá trị ở trong trạng thái cân bằng.”

Mục tiêu của anh/chị có thật sự phản ánh đúng những điều quan trọng với mình?

Chúng có phải là những điều mình nghĩ mình muốn nhưng thực tế thì lại không? Theo đuổi mục tiêu mà không phù hợp với mình thì cũng giống như mang một chiếc giày quá to hoặc quá nhỏ --- ta sẽ cảm thấy khốn khổ vì nó.

Hãy tìm những mục tiêu phù hợp với con người của mình ngay hiện tại và trong tương lai.

2. Ta đang theo đuổi mục tiêu của người khác.              

Ta thấy những người quanh mình có nhiều mối quan hệ hay một sự nghiệp tuyệt vời. Ta thấy người khác đạt được các thành tựu hay có được cả núi tiền nên ta mong muốn sẽ có được những gì họ có.

Nhưng như Marcus Buckingham nói,

“Ta sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu được đặt ra bởi sự đố kỵ. Thèm thuồng những gì bạn mình có là phí phạm năng lượng quý giá. Bởi vì mỗi người trong chúng ta đều riêng biệt, thứ làm cho người khác hạnh phúc có thể sẽ làm điều ngược lại với mình. Đó là vì sao lời khuyên dù tốt nhưng dễ gây ra thất vọng khi ta làm theo.“

Ta không tồn tại để sống cuộc đời của ai đó dù nhìn từ bên ngoài nó đẹp thế nào. Chỉ có giọng nói trong ta có thể cho ta biết điều gì cho ta hạnh phúc và thỏa mãn.

3. Ta muốn điều gì đó khác biệt nhưng lại không muốn mình khác biệt.

Để có được mục tiêu, ta phải có sự đổi thay. Khi ta đặt ra mục tiêu, thách thức sẽ tự đến và buộc ta phải đương đầu với các quyết định và góc nhìn hạn hẹp của mình. Nó buộc ta trở thành người làm bất cứ việc gì để vươn tới mục tiêu.

Như Les Brown nói,

“Ta không thể kỳ vọng là sẽ đạt được mục tiêu hay vượt qua tình cảnh hiện tại trừ khi ta chịu thay đổi.”

Nếu ta quả quyết vẫn chỉ làm con người cũ, thì đừng mong có được kết quả mới.

4. Ta không coi trọng hiện tại.              

Nếu hạnh phúc của ta luôn “ở đâu đó ngoài kia”, thì ta sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc. Chờ đến khi đạt được mục tiêu thì mới hạnh phúc là sự sai lầm---bởi vì sẽ luôn có mục tiêu mới chờ đợi ta. Không hài lòng với hoàn cảnh hiện tại là điều bình thường, nhưng ta sẽ khiến mình khốn khổ nếu ta không cảm thấy biết ơn vì cuộc sống mà mình đang có. Miễn là ta còn thở và tim còn đập và miễn là ta vẫn có thể chiêm ngưỡng bình minh mỗi sáng thì ta vẫn còn vô số điều để biết ơn.

Như Bo Bennett nói,

“Thành công là yêu quý những gì mình có được khi cùng lúc theo đuổi những mục tiêu trong tầm với.”

5. Ta không thật sự tin rằng ta có thể đạt được mục tiêu.          

Ta có đang làm điều mà mình nghĩ là mình không thể đạt được? Tư duy đó làm ta như đeo xiềng xích vào chân trước khi bắt đầu chạy đua. Ta có thiết kế mục tiêu giỏi thế nào hay theo đuổi chúng kiên trì cỡ nào cũng điều là vô nghĩa.

Nếu ta thật sự không tin rằng mình có thể vươn tới chúng thì ta sẽ tự kéo mình xuống suốt chặng đường. Như Ralph Marston nói, “Mục tiêu trừ đi sự hoài nghi sẽ bằng hiện thực.” Chắc chắn ta sẽ tạo ra khốn khổ cho chính mình nếu ta quyết đem theo sự hoài nghi trên con đường tiến đến những mục tiêu.

Đối việc “bất khả thi” thì thường thế này: Ta không thể chứng minh được nó là thế. Hãy thử nghĩ xem: Ta có thể chứng minh rằng ta có thể làm gì đó. Ta có thể đi được trên mặt trăng--- việc mà từng được xem là bất khả thi. Ta không thể chứng minh rằng ta không thể làm một việc gì đó. Nếu cả triệu người thử và không thành công, người ngay sau đó có thể sẽ thành công.
 
 Vậy vì sao tin vào sự bất khả thi làm gì?

6. Ta cố đến đó quá nhanh.        

Người ta thường nói cuộc đời như là một chặng đường---nhưng cá nhân tôi không chắc là có người nói cuộc đời như là chạy nước rút! Mục tiêu có thể là động lực giúp ta tiến đến thành công. Nhưng động lực tự nhiên không hề giống việc điên cuồng theo đuổi.

Andrew Bernstein viết,

“Chúng ta cần phân biệt giữa căng thẳng và thúc đẩy. Có hạn chót, đề ra mục tiêu và thúc đẩy bản thân làm việc với một cường độ nhất định là sự thúc đẩy. Căng thẳng là khi ta lo lắng, buồn bực hay khó chịu; đó những cảm xúc mà sẽ làm giảm khả năng làm việc của mình."

7. Ta không tạo ra những thành công nhỏ hơn trên chặng đường.     

Nhiều người có mục tiêu lớn lao như: Xóa bỏ đói nghèo toàn cầu. Dựng lập hòa bình ở Trung Đông. Tôi không bao giờ ngăn ai có những mục tiêu lớn lao, nhưng ta phải đảm bảo rằng mình có các cột mốc trên chặng đường để có thể ước lường được tiến triển của mình. Ta không thể xóa bỏ đói nghèo cùng một lúc. Nhưng ta có thể nghĩ ra một dự án để cứu đói người vô gia cư trong cộng đồng mình sống. Ta có thể truyền cảm hứng, cho ý tưởng các hội nghi hoặc chuyên gia để phát triển những cách thức mới. Hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ cho mục tiêu lớn của mình. Như John Johnson đã nói, “Nếu ta đặt mục tiêu quá lớn, ta sẽ bị choáng ngợp và sẽ chẳng làm gì sau đó. Nếu đặt và thực hiện được mục tiêu nhỏ, nó sẽ cho ta sự tự tin để tiến tới các mục tiêu lớn hơn.”

Đặt ra mục tiêu và theo đuổi chúng sẽ cho ta cảm hứng, không biết mệt mỏi, háo hức, không nản lòng, và tự tin. Tôi sẽ kết thúc bằng một câu nói ưa thích của mình về các mục tiêu:

“Khi chúng ta được thúc đẩy bởi các mục tiêu mang ý nghĩa sâu đậm, bởi những mơ ước khao khát đạt được, bởi tình yêu thuần khiết cần được thể hiện, khi đó, ta sẽ thật sự sống.” --- Greg Anderson

Gặp lại anh/chị sau…Mahalo!

Matthew B. James, MA, Ph.D., là chủ tịch của The Empowerment Partnership, nơi học sinh học về Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP), Huna và Thôi miên.